Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật các xu hướng thương mại điện tử 2024 để chiếm ưu thế.
Mua sắm trên các thiết bị di động: Đề cao tính nhanh và dễ sử dụng
Lượt truy cập và mua sắm trên các thiết bị di động có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây. Theo đó, khi mua sắm thông qua các thiết bị này khách hàng vừa có thể tiết kiệm thời gian, chi phí lại chọn được các sản phẩm ưng ý mà không cần di chuyển đến cửa hàng – đây cũng là 1 trong xu hướng thương mại điện tử 2024.
Bởi vậy, để đưa đến khách hàng những trải nghiệm hoàn chỉnh, thu hút và giữ chân khách hàng, doanh nghiệp nên chú ý:
- Tích hợp web mua sắm trên PC với di động đồng bộ, thống nhất về giao diện cũng như nội dung.
- Xây dựng ứng dụng, web đơn giản, dễ sử dụng.
- Tối ưu hóa các tính năng, giảm thiểu thời gian tải trang.
- Tích hợp các phương thức thanh toán phù hợp, kết hợp với các ngân hàng, trình duyệt uy tín để tăng độ tin tưởng của khách hàng.
Truyền thông xã hội như một nền tảng bán hàng: Tận dụng sức mạnh của thương mại xã hội
Các nền tảng mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Nắm bắt được tinh thần này, Facebook, Instagram và cả Tiktok cũng đã đưa đến người dùng trải nghiệm mua hàng không cần qua bên thứ ba hay nói cách khác không cần rời khỏi ứng dụng mà vẫn mua sắm trọn vẹn.
(Truyền thông qua các nền tảng mạng xã hội vẫn chiếm sóng năm 2024)
Các nền tảng truyền thông hiện tại không chỉ còn là công cụ giao tiếp mà còn là một phương tiện thương mại hiệu quả. Năm 2024, thương mại xã hội (social commerce) dự kiến sẽ tăng vọt và mang đến cho doanh nghiệp cơ hội mới để tiếp cận và thu hút khách hàng.
Vậy làm gì để tận dụng được sức mạnh của truyền thông mạng xã hội:
- Đầu tư để tăng nhận diện thương hiệu xuyên suốt chiến dịch trên các nền tảng mạng xã hội thông qua các chiến dịch quảng cáo.
- Phát triển chiến lược nội dung bao gồm giới thiệu sản phẩm, video hấp dẫn và cộng tác với người có ảnh hưởng.
- Tương tác với khách hàng bằng việc trả lời tin nhắn cũng như trả lời comment.
- Tận dụng quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận nhiều đối tượng hơn và quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ.
- Khai thác sức mạnh của phương tiện truyền thông xã hội giúp thương hiệu tiếp cận đến lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng thương mại điện tử.
Tìm kiếm bằng giọng nói: Đơn giản hóa quy trình mua sắm
Với sự tiến bộ không ngừng của các công nghệ nhận dạng giọng nói như trợ lý ảo, loa thông minh,…Các doanh nghiệp nắm bắt được điều này cũng đã tối ưu hóa trang web, gian hàng thương mại điện từ tích hợp công cụ tìm kiếm bằng giọng nói. Mua sắm tìm kiếm bằng giọng nói được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể vào năm 2024.
Để tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói, thương hiệu cần:
- Đa dạng các loại ngôn ngữ tìm kiếm
- Đưa từ khoá thích hợp
- Cung cấp câu trả lời ngắn gọn, trả lời đúng trọng tâm của các câu hỏi phổ biến.
- Đảm bảo trang web được tối ưu hóa trên thiết bị di động vì tìm kiếm bằng giọng nói thường được thực hiện trên điện thoại thông minh.
Bằng cách tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, thương hiệu có thể khai thác thị trường tiềm năng và thu hút nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền hơn.
Thực tế ảo: Trải nghiệm mắt thấy tai nghe thông qua thiết bị thông minh
Thực tế ảo (AR) không còn là hình thức tiếp cận sản phẩm xa lạ, tuy nhiên năm 2024, AR được dự đoán sẽ chiếm sóng trong nền công nghiệp mua sắm. AR cho phép người dùng trải nghiệm sản phẩm mà không cần đến showroom và có thể xem trước những ứng dụng của sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
(Công nghệ AR đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng)
Doanh nghiệp có thể chiếm ưu thế cạnh tranh khi biết tận dụng AR đúng cách:
- Tích hợp các tính năng AR vào trang sản phẩm hoặc ứng dụng di động.
- Cho phép khách hàng thử quần áo ảo, hình dung đồ nội thất trong nhà hoặc xem sản phẩm phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ như thế nào.
- Nâng cao trải nghiệm mua sắm với công nghệ nhập vai của khách hàng.
Sử dụng công nghệ AR thể hiện cam kết của thương hiệu đối với sự đổi mới và sự hài lòng của khách hàng.
Giao hàng nhanh trong ngày: Đáp ứng kỳ vọng về sự tiện lợi và nhanh chóng
Giao hàng tận nhà không còn là dịch vụ quá xa lạ với nhiều khách hàng và doanh nghiệp, tuy nhiên giao hàng nhanh trong ngày thì không phải cửa hàng nào cũng làm được.
Đây được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc khách hàng, mang lại những ưu thế nhất định cho doanh nghiệp bởi những kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ ngày càng khắt khe.
Các ứng dụng ăn theo đã phát triển dựa trên yêu cầu này phải kể đến như Ubereat, GrubHub, Deliveroo, khách hàng chỉ việc chọn và nhận đồ vài tiếng sau đó. Tuy nhiên, để đáp ứng được việc giao hàng nhanh và chính xác thì các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những yếu tố sau:
- Lên kế hoạch chi tiết về số lượng cửa hàng, mặt hàng, khu vực giao hàng để đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhanh nhất.
- Phối hợp cùng các đơn vị và ứng dụng uy tín, có chế độ chăm sóc khách hàng tốt.
- Tối ưu hóa các quy trình hậu cần để đảm bảo thực hiện đơn hàng nhanh chóng, kịp thời ngay sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng.
- Xu hướng bền vững, sống xanh ngày càng được nhiều người ưa chuộng, do đó lựa chọn các đơn vị giao hàng để cao yếu tố này cũng là cách gây thiện cảm với khách hàng.
Bằng cách cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày, thương hiệu có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
(Theo Social Media News)