Năm 2023, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng FMCG khiến nhiều doanh nghiệp phải có những cập nhật kịp thời, thay đổi để bắt kịp xu hướng.
Hành vi của người tiêu dùng – yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng FMCG lớn nhất
Check giá, xem review trên các sàn thương mại điện tử
Người tiêu dùng không đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi xem quảng cáo sản phẩm thay vì đó sẽ cẩn thận nghiên cứu giá cả, chất lượng sản phẩm thông qua đọc đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng quan và đánh giá chính xác, đặc biệt là thông qua các sàn thương mại điện tử. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn đứng đầu danh sách ưu tiên của họ, và họ có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm.
(Người tiêu dùng đánh giá sản phẩm thông qua đọc review)
Không chỉ vậy, vật giá leo thang người tiêu dùng cũng tận dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển mà các sàn thương mại điện tử mang lại để tối ưu chi phí mua sắm.
Tắt thông báo để chọn lọc thông tin hữu ích
Người dùng có xu hướng tắt thông báo giữa “1 rừng” quảng cáo đến từ các nhãn hàng từ di động, web, email, mạng xã hội…để tăng cường quyền riêng tư, tránh bị xao nhãng bởi các yếu tố khách quan.
(Tắt thông báo cũng là 1 thói quen của người tiêu dùng)
Điều này có tác động như thế nào đến ngành hàng FMCG?
Hành động tắt thông báo của người dùng buộc các nhãn hàng phải có chiến lược marketing phù hợp hơn, đồng thời phải xây dựng nội dung quảng cáo thực sự hữu ích như mang đến thông điệp nhãn hàng, ưu đãi đặc biệt,…
Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng có thể tập trung xây dựng các cách tiếp cận khác như tương tác xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing, tăng trải nghiệm tại cửa hàng. Xây dựng mối quan hệ và chăm sóc khách hàng tốt hơn để khuyến khích họ tham gia tự nguyện với thương hiệu, thay vì phải dựa vào thông báo.
Hành vi Double Divices (sử dụng nhiều thiết bị kỹ thuật số cùng lúc)
Hành vi người dùng Double Devices là một xu hướng ngày càng phổ biến trong việc sử dụng nhiều thiết bị kỹ thuật số cùng một lúc để truy cập Internet và tiêu thụ nội dung trực tuyến. Họ sử dụng đa nền tảng để phục vụ cho công việc, mua sắm, giải trí thông qua các thiết bị smartphone, máy tính bảng, TV,… Hành vi này xuất hiện nhiều ở nhóm khách hàng GenZ, GenY – cộng đồng tiêu dùng lớn nhất nhì hiện tại.
Hoàn thiện quảng cáo trên đa nền tảng giúp Vinamilk có chiến dịch “thay áo mới” thành công.
Hành vi Double Devices này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tiếp cận và giữ chân được nhiều khách hàng thì cần cải thiện, nâng cấp tính năng trên các thiết bị khác nhau để đưa đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược tiếp cận đa nền tảng để triển khai các chiến dịch quảng cáo mục tiêu và đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả tiếp cận khách hàng.
1 trong những thương hiệu đạt được nhiều thành tựu khi nắm rõ hành vi Double Divices của người tiêu dùng phải kể đến như Vinamilk trong chiến dịch Go Global thay nhận diện thương hiệu. Năm 2023, Vinamilk “thay áo mới” trên đa nền tảng, từ đưa ra ứng dụng chăm sóc sức khỏe cùng tên cho đến quảng cáo phủ sóng thông qua OOH, Digital, Social Media, các kênh Own Social Media cũng như hợp tác với KOLs, Influencers, các Community để mang hình ảnh mới gần với đại chúng hơn.
Thị trường tác động như thế nào đến ngành hàng FMCG?
Suy thoái kinh tế
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2023 được xem là năm bản lề để bước vào năm phục hồi kinh tế 2024. Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thấp nhất trong các quốc gia Đông Nam Á, tuy nhiên, giá tiêu dùng tiếp tục tăng, với tỷ lệ lạm phát 5% vào đầu 2023.
Giá cả leo thang khiến người tiêu dùng trở nên lo lắng hơn về việc làm và thu nhập, trong bối cảnh sa thải hàng loạt diễn ra từ quý I,II/2023. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ siết chặt chi tiêu và cân nhắc kĩ hơn khi mua sắm. Do vậy ngành hàng FMCG đã tìm đến phương án cân bằng giá thành với xây dựng thương hiệu, đưa ra các chính sách, ưu đãi nhằm thu hút người tiêu dùng.
Social Commerce là động lực thúc đẩy mua sắm FMCG Online
Hình thức shoppertainment được dự đoán sẽ trở thành hình thức thu hút người tiêu dùng online trong năm 2023 – 2024. Đầu tiên là mua sắm kết hợp giải trí. Kantar cho biết giá trị mua sắm – giải trí tại Việt Nam dự kiến đóng góp hơn 30% giá trị thị trường e-Commerce vào năm 2025.
1 trong số đó phải kể đến Tiktok shop giúp người tiêu dùng tiếp cận tệp doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn. TikTok Shop đã chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng kể từ khi ra mắt vào đầu năm 2022. Trong vòng 1 năm, TikTok Shop đã vượt qua các ông lớn ngành Thương mại điện tử như Tiki, Sendo và trở thành top 3 kênh online có Doanh thu lớn nhất tại Việt Nam vào cuối năm 2023.
Thực tế ảo – nâng cấp trải nghiệm mua sắm online
Xu hướng tiếp theo là trải nghiệm thực tế ảo đã nâng cấp trải nghiệm mua sắm online. Với chiếc điện thoại di động có camera người dùng hoàn toàn có thể thử các mẫu son, phấn mắt, phấn má,….ngay tại giao diện mua sắm trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm.
Wellness – Lối sống có sức khỏe là tất cả
Đại dịch đã tạo động lực cho người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm F&B có lợi ích dinh dưỡng hoặc các thức ăn/uống thay thế lành mạnh (chế độ ăn lành mạnh hơn, giảm chất béo, sản phẩm không đường). Theo khảo sát Lifestyle Survey 2022-2023 tại thành thị 4 thành phố lớn (từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022) của Kantar, 85% cho biết sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm tốt cho sức khoẻ hơn (tăng 3% so với năm 2021).
Khách hàng sẽ chọn kên mang lại nhiều giá trị hơn là trung thành một lựa chọn nhất định. Những trải nghiệm mua sắm mới nhờ công nghệ như thương mại điện tử hoặc có tính tiện lợi cao như siêu thị nhỏ được dự đoán phát triển mạnh.
Cập nhật thêm những bài viết về marketing – truyền thông tại đây
( Theo: Kantar ra mắt báo cáo “Những xu hướng tác động đến thị trường tiêu dùng nhanh tại Việt Nam năm 2023”)